Như chúng ta đã tìm hiểu trong bài viết Sitemap – Sơ đồ trang web là gì? Về định nghĩa cũng như vai trò của sitemap, thì sitemap đóng một vai trò khá quan trọng trong việc điều hướng Googlebot, giúp công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trên site.
Và vì tầm quan trọng của công cụ này đến website, ngay sau đây chúng ta hãy cũng bắt tay vào tạo một sitemap theo hướng dẫn sau nhé. Hiện nay, có 2 cách để tạo sitemap chính đó là tạo thủ công hoặc sử dụng phần mềm hỗ trợ. Trước tiên, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu cách đầu tiên: Cách khởi tạo sitemap thủ công.
Chú ý: Cách này sẽ khá phức tạp với những ai không biết đọc code. Tuy nhiên lại vô cùng đơn giản nếu bạn biết một chút về code. Do vậy, nếu bạn không biết gì về code, có thể bỏ qua và chuyển sang cách thứ 2.
Cách khởi tạo sitemap thủ công
Một trong những loại sitemaps đơn giản nhất mà Google hỗ trợ đó là XML sitemap. Bạn có thể tạo site map này theo mẫu sau:
Một trong những loại sitemaps đơn giản nhất mà Google hỗ trợ đó là XML sitemap. Bạn có thể tạo site map này theo mẫu sau:
<?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″?>
<sitemapindex xmlns=”http://www.sitemaps . org/schemas/sitemap/0.9″>
<sitemap>
<loc>http://www.example . com/sitemap1.xml.gz</loc>
<lastmod>2004-10-01T18:23:17+00:00</lastmod>
</sitemap>
<sitemap>
<loc>http://www.example . com/sitemap2.xml.gz</loc>
<lastmod>2005-01-01</lastmod>
</sitemap>
</sitemapindex>
Trong đó, bạn sẽ cần thay đổi thông tin của các thẻ sau:
<loc>: địa chỉ đường dẫn của một trang có trên site cần thêm vào sitemap
<lastmod>: lần cập nhật cuối của một đường dẫn trên trang
Xây dựng sitemap theo cách này sẽ khiến bạn buộc phải thêm lần lượt từng liên kết mới có trên site vào sitemap. Bạn sẽ phải lần lượt thêm thông tin của từng liên kết có trên trang. Các liên kết được thêm vào sẽ cần được khai báo thông tin cho 2 thẻ <loc> và <lastmod>, và được đặt trong thẻ <sitemap></sitemap>
Sau khi đã thêm đủ các liên kết quan trọng trên trang bạn nhớ cho thêm thẻ </sitemapindex> vào cuối sitemap để kết thúc việc khai báo các liên kết trong sitemap và lúc này bạn đã có một sitemap hoàn chỉnh.
Như vậy bạn có thể thấy cách làm thủ công này khá vất vả và buộc bạn phải liên tục thêm mới các liên kết có trên trang khi bạn đăng thêm nội dung mới. Và sau khi thêm xong, bạn sẽ phải gửi lại (submit) sitemap mới chỉnh sửa này lên Google.
Vì vậy, bạn có thể sử dụng cách thứ 2 ngay sau đây để tạo sitemap cho website, cách tạo sitemap có sử dụng các công cụ hỗ trợ.
Cách tạo sitemap bằng phần mềm hỗ trợ
Một trong những công cụ thông dụng nhất hiện nay giúp bạn tạo một sitemap chuẩn đó là công cụ Yoast SEO (hay còn gọi là SEO by Yoast). Được biết đến như là một plugin WordPress giúp tối ưu SEO được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, với các tính năng hỗ trợ người dùng tối ưu onpage, Yoast SEO cũng đem lại cho người dùng một tính năng tạo và tùy chỉnh nội dung có trong sitemap của mình.
(Tìm hiểu thêm: SEO by Yoast là gì? Hướng dẫn cài đặt SEO by Yoast)
Yoast SEO sẽ chia các nội dung trên site ra thành nhiều loại khác nhau như post (nội dung đăng trên site), category (chuyên mục) hoặc post tag (các thẻ tag có trên site), … để tạo sitemap. Công cụ này cũng tự động khởi tạo thứ tự ưu tiên (priority – thứ tự ưu tiên thu thập dữ liệu) cho các trang trên site cũng như tần suất thu thập dữ liệu mà Googlebot nên thực hiện cho các trang này.
Lưu ý khi submit sitemap lên Google Webmaster Tools
Sau khi đã có sitemap, công việc tiếp theo lúc này mà bạn cần làm đó là submit (gửi) đường dẫn của sitemap cho Google thông qua Google Search Console (Webmaster Tools). Bạn có thể chỉ cần gửi đường dẫn trên của sitemap và cập nhật lại, là Google đã có thể nhận được sơ đồ site. Bạn cũng không cần cập nhật lại mỗi khi có thêm nội dung mới trên site.
(Tham khảo: Gửi và kiểm tra sitemap trên Google Search Console)
Trên đây là 2 thủ thuật seo đơn giản bạn có thể thử để tạo sitemap cho website của mình. Ngoài ra còn khá nhiều các plugin khác có thể giúp bạn tạo sitemap trên trang. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng việc cài nhiều các plugin tạo sitemap khác nhau trên site sẽ có thể xảy ra tình trạng xung khắc plugin.
CÔNG TY TNHH MTV TIN HỌC & DỊCH VỤ VIỆT SEO Lịch sử hình thành và phát triển Từ năm 2007, Với lòng nhiệt huyết, năng động, sáng tạo và yêu thích công nghệ thông tin của các bạn sinh viên của Học viện công nghệ thông tin hàng đầu Ấn Độ - NIIT chuyên về Web đã hợp sức lại thành lập công ty TNHH MTV Tin học & Dịch vụ Việt SEO, do Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bình Dương cấp theo giấy ... Đọc tiếp
Seo ký sinh là một trong những thuật ngữ SEO phổ biến hiện nay. Nhưng không hẳn bạn nào cũng biết được phương pháp SEO ký sinh có tác dụng gì. Hiện nay, google thường xuyên up-date các thuật toán nhằm cải thiện kết quả tự nhiên khi người dùng ...
Quy trình viết bài chuẩn SEO gồm 6 bước như bài kỳ trước. Từng bước viết bài chuẩn SEO dưới đây vietmoz.net sẽ hướng dẫn bạn phương pháp làm SEO hiệu quả với xu hướng mới nhất hiện nay. Các bước viết bài chuẩn SEO 1. Nghiên cứu từ khóa và lựa ...
Broken link building – Xây dựng liên kết gãy là một dạng chiến thuật xây dựng liên kết (link building) theo chiều hướng whitehat, được sử dụng khá phổ biến trên cộng đồng SEO thế giới. Về cơ bản, chiến thuật này được thực hiện bằng cách tìm kiếm và ...
Trong cuộc sống thường ngày của chúng ta, có rất nhiều việc tưởng chừng như rất đơn giản, chỉ làm 1 thoáng là xong. Nhưng khi thực sự bắt tay vào làm, chúng lại gây ra cho chúng ta vô vàn khó khăn. Việc tìm ý tưởng viết content là một ...
HOTLINE: 0917 212 969 - Skype: vietseo
Email 1: [email protected] - Email 2: [email protected]